Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về Công nghiệp thông minh - Industry 4.0 Summit 2018 được phối hợp tổ chức bởi Văn phòng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban Nhân Dân thành phố Hà Nội và 5 Bộ ngành đang diễn ra đến hết ngày 13/7 tại Hà Nội.
Tại buổi làm việc với Thủ tướng Chính phủ và Trưởng Ban Kinh tế Trung ương chiều 12/7, Chủ tịch kiêm CEO tập đoàn Công nghệ CMC Nguyễn Trung Chính đã đại diện khối doanh nghiệp tư nhân đề xuất 3 ý kiến về chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực công nghiệp 4.0 nhằm tăng sức cạnh tranh, nâng cao hiệu quả sản xuất, sáng tạo đổi mới trong kinh doanh.
Tại buổi làm việc này, Chủ tịch CMC đưa ra kiến nghị, Chính phủ có chính sách cho các doanh nghiệp tư nhân trong nước đầu tư vào những lĩnh vực công nghệ 4.0 như: Bigdata, AI, Security… được hưởng các ưu đãi như các doanh nghiệp công nghệ cao và được hưởng chính sách thuế tương tự với doanh nghiệp nước ngoài như Samsung được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm và giảm 50% trong 9 năm tiếp theo, sau đó sẽ hưởng thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong 30 năm; đồng thời, được hưởng ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật về đất đai, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu. Chính sách này nên áp dụng cho bất kỳ doanh nghiệp nào kể cả trong và ngoài nước sẽ thu hút được lượng lớn doanh nghiệp từ nước ngoài cũng như nguồn lực và trí lực trong nước đầu tư vào lĩnh vực này.
" alt=""/>Chủ tịch CMC đưa 3 kiến nghị lên Thủ tướng để thúc đẩy Cách mạng 4.0Cụ thể, theo ông Thắng, việc Bkav chọn chip 625 vì đây là con chip nổi tiếng về tiết kiệm năng lượng, theo ông Thắng, có thể nó không phải là một con chip mới nhất, nhưng là con chip tối ưu nhất trong thời điểm hiện nay.
Ông Thắng đưa ra dẫn chứng như chúng ta dùng smartphone hiện nay pin phải sạc một lần một ngày, các chip mới mặc dù hiệu năng cực kỳ tuyệt vời, nhưng thời lượng xử lý lại lên đến gấp đôi, gây tiêu tốn năng lượng. Trong khi đó, tiêu chí của Bkav là dựa trên thực tế sử dụng hàng ngày của người dùng, giúp người dùng trải nghiệm một cách tối ưu nhất nên quyết định chọn con chip tối ưu nhất như trên.
![]() |
Trong khuôn khổ hội thảo quốc gia về Chính phủ điện tử năm 2018 vừa được tổ chức, ông Hà Thế Phương, Phó Tổng Giám đốc CMC InfoSec cho biết, mô hình Trung tâm vận hành an ninh an toàn thông tin (SOC) đang là mô hình phù hợp với xu hướng phát triển của Chính phủ điện tử ở các tỉnh.
Theo đánh giá của ông Hà Thế Phương, hiện nay, phần lớn các tổ chức đã triển khai SOC ở Việt Nam đang ở mức 3, nghĩa là đã có công nghệ, việc vận hành và báo cáo an ninh an toàn thông tin tách ra khỏi bộ phận IT.
Để có thể lên mức 4, các tổ chức sẽ phải giải bài toán về nguồn lực (phát triển, phân tích và xử lý sự cố). Chính vì vậy, ở mức 4 này các nhà cung cấp dịch vụ sẽ giải quyết nhiều bài toán về nguồn lực cho khách hàng.
Ông Phương nhận định, các đơn vị đã triển khai trung tâm SOC tại Việt Nam cũng đối mặt với nhiều khó khăn hiện hữu. Trong đó phải kể đến là giới hạn về công nghệ khi muốn tiếp tục phát triển.
Cụ thể là việc phải phụ thuộc nhiều vào kiến trúc của nhà cung cấp; Khả năng tùy chỉnh thấp, khả năng hỗ trợ của hãng hạn chế và khả năng phát triển tiếp và kiện toàn hệ thống phụ thuộc nhiều vào độ hiểu biết và thành thạo của nhân lực vận hành phát triển giải pháp.
" alt=""/>Thuê dịch vụ SOC giảm gánh nặng nguồn lực đầu tư cho địa phương